Vinhomes Long Beach Cần Giờ, dự án đô thị du lịch lấn biển (cập nhật)

Tháng 2/2021, Tp.HCM đã ban hành 4 quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ – Phân khu A, B, C, D, E tổng diện tích hơn 2.800ha tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh. Trước đó vào tháng 6/2020, dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (TP.HCM) do Vingroup đầu tư hay còn có tên gọi là Long Beach Cần Giờ (Vinhomes Cần Giờ) mới được phê duyệt điều chỉnh quy mô từ 600 ha lên 2.870 ha và tổng mức đầu tư lên tới 10 tỷ đô la Mỹ. Đây là lần thứ hai dự án này được điều chỉnh quy mô, tăng gấp gần 5 lần so với quy hoạch ban đầu.

Huyện Cần Giờ (phía trong đường màu đỏ) là địa phương duy nhất của TP HCM giáp biển. Ảnh: Google maps.

Với một loạt chủ trương, đề xuất chuyển đổi đơn vị hành chính từ huyện thành quận, xây dựng sân bay và một “siêu” dự án BĐS được duyệt và đang được triển khai quy hoạch, Huyện Cần Giờ sắp trở thành đại công trường đô thị trong thời gian tới. Quy mô của dự án lấn biển này gấp hơn 6 lần Phú Mỹ Hưng, tổng đầu tư tới 10 tỷ đô la Mỹ. Dự án này sẽ biến Cần Giờ thành thủ phủ của nghỉ dưỡng, vui chơi bậc nhất Đông Nam Á.

Hotline dự án: 0896.68.66.68

Các sản phẩm của Dự án sẽ chủ yếu các dòng sản phẩm đô thị của Vinhomes (căn hộ, shop, biệt thự…) và một số dòng sản phẩm nghỉ dưỡng của Vinpearl (condotel).

Vị trí dự án trong bản đồ tổng thể TP.HCM (hình ảnh minh hoạ)

Các quyết định về chủ chương điều chỉnh mở rộng quy mô dự án

Cùng AnnHome nhìn lại chặng đường phát triển của dự án này hơn 10 năm qua:

Hotline dự án: 0896.68.66.68

Trước năm 2020

Tháng 11/2016, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Xây dựng chủ trì thẩm tra đề nghị của UBND TP.HCM về việc chấp thuận chủ trương và phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 ven biển tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, có quy mô nghiên cứu trên phạm vi 2.870 ha (bao gồm Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ).

Đến tháng 4/2017, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch. Sau đó, Thủ tướng giao UBND TP.HCM tiếp thu ý kiến của các bộ và các cơ quan liên quan trong quá trình tổ chức nghiên cứu lập, thẩm định và phê duyệt bảo đảm các yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường… cập nhật vào Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2030, trình duyệt theo đúng quy định hiện hành.

Tháng 3/2019, UBND TP.HCM đã có văn bản số 1049/UBND-DA đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án này gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xem xét, thẩm định trình Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư.

Từ đầu năm 2020 đến nay

Đến ngày 12/6/2020 vừa qua, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định số 826/QĐ-TTg với nội dung phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, điều chỉnh tên dự án từ “Hệ thống công trình lấn biển và Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ” thành “Đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ”.

Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 217.054 tỷ đồng (trên 9 tỷ đô), gồm vốn chủ sở hữu là 32.558 tỷ đồng (chiếm 15% tổng vốn đầu tư) và vốn vay thương mại là 184.496 tỷ đồng (chiếm 85% tổng vốn đầu tư).

Như vậy, quy mô dự án tăng từ 600ha khi khởi công lần đầu tiên năm 2007 với tổng vốn đầu tư 8.470 tỷ đồng đã lên đến 2.870ha với tổng vốn đầu tư 217.054 tỷ đồng trong năm 2020.

Thời gian thực hiện dự án là 50 năm đối với phần mở rộng quy mô kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, phần diện tích biển 600 ha đã giao cho nhà đầu tư có thời hạn thực hiện 50 năm kể từ ngày 11/7/2007. Tiến độ thực hiện dự án là 11 năm kể từ ngày được quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư.

Ngày 09/12/2020, Bộ Xây dựng đã có công văn 5889/BXD-QHKT gửi Sở Quy hoạch – Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cho ý kiến về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ.

Việc xác định Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng tổ chức lập quy hoạch chi tiết, đề nghị Sở Quy hoạch – Kiến trúc căn cứ Quyết định số 826/QĐ-TTg ngày 12/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ và ý kiến của Bộ Tư pháp tại văn bản số 3926/BTP-PLDSKT ngày 22/10/2020 về việc áp dụng pháp luật liên quan đến việc thực hiện Dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ để tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện. 

Hiện nay, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 551/TTg-CN ngày 17/4/2017 về việc lập quy hoạch phân khu Khu vực ven biển tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, Ủy ban nhân dân Thành phố đã chỉ đạo tổ chức lập và phê duyệt theo thẩm quyền đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ tại Quyết định số 3800/QĐ-UBND ngày 05/9/2018. Đề nghị Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố căn cứ quy định pháp luật về quy hoạch đô thị và Quyết định số 3800/QĐ-UBND nêu trên của Ủy ban nhân dân Thành phố để tổ chức triển khai lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại khu vực dự án.

Nội dung chi tiết xem tệp đính kèm:

BXD_5889-BXD-QHKT_09122020Tải xuống

Phê duyệt quy hoạch 1/500

Tháng 2/2021, Tp.HCM đã ban hành 4 quyết định duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ – Phân khu A, B, C, D, E tổng diện tích hơn 2.800ha.

Trong đó, phân khu A sẽ có quy mô khoảng 771,05 ha, là khu vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu ở (nhà ở liên kế, biệt thự, chung cư), thương mại dịch vụ, văn phòng, khách sạn, khu sử dụng hỗn hợp và an ninh quốc phòng… Phân khu B sẽ có quy mô 586,88 ha, là khu ở, khu du lịch nghỉ dưỡng, khu công trình dịch vụ – công cộng đô thị (y tế, giáo dục, trụ sở cơ quan hành chính,…), khu cây xanh đô thị và khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị theo định hướng đô thị hiện đại và thông minh. Đối với phân khu C, có quy mô 303,47 ha, là khu trung tâm tài chính, kinh tế, thương mại dịch vụ, văn phòng và bến cảng, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khu đô thị hiện đại gồm các khu ở hiện đại, văn minh. Trong khi đó, phân khu D, E sẽ có diện tích khu vực quy hoạch là 1.208,60 ha, là khu trung tâm thương mại, nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị hiện đại gồm các khu ở. Bố trí đồng bộ và đầy đủ các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật.

Xem thêm:  Cùng nhìn lại những chuyển động đáng chú ý của Phú Quốc 9 tháng qua & cơ chế thí điểm “hộ chiếu vaccine” từ tháng 11/2021

TP.HCM duyệt quy hoạch Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ hơn 2.800ha

[Ảnh] Khu vực dự án Khu đô thị lấn biển Cần Giờ 

CTCP NHÀ ANN HOME – nhận đặt cọc giữ chỗ, phân phối chính thức với giá tốt nhất trực tiếp từ chủ đầu tư. Ngoài ra ANN HOME tư vấn lựa chọn căn đẹp và sơ duyệt hồ sơ vay ngân hàng giúp khách hàng có gói vay lãi suất thấp nhất, thủ tục đơn giản.

Hotline dự án: 0896.68.66.68

Tiềm năng phát triển của huyện Cần Giờ, TP. HCM

Thứ nhất, Cần Giờ bản thân có khu dự trữ sinh quyển thế giới, không chỉ duy nhất tại Việt Nam mà còn được UNESCO công nhận. Đấy là điều đặc sắc không nơi nào có được.

“Dự án nằm tiếp nối với vùng bán lân cận, UNESCO đã có văn bản khẳng định đây việc đầu tư dự án dựa trên cân bằng sinh thái do quốc gia quản lý quyết định. Nghĩa là dự án không vi phạm quy định của UNESCO và phù hợp với luật pháp Việt Nam”

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, trong lịch sử, nơi đây có di chỉ người tiền sử, đồng thời đây còn là chiến khu rừng Sác, tức là có lịch sử truyền thống lâu đời, có thể phát triển được loại hình du lịch về nguồn.

Thứ 3, Cần Giờ là huyện duy nhất của TP. HCM giáp biển, với 23 km đường biển.

Nằm cách trung tâm TP HCM khoảng 50 km, Cần Giờ là huyện duy nhất của TP giáp biển với 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Huyện có tổng diện tích tự nhiên hơn 71.300 ha (rộng hơn 700km2), trong đó trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch. Đây là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông… Trước đây, Cần Giờ được quy hoạch để phát triển nông nghiệp – thuỷ sản. Tuy nhiên, hiện huyện đã được định hình lại, lấy du lịch làm mũi nhọn hàng đầu.

Khu du lịch lấn biển Cần Giờ (Dự án Vinhomes và Vinpearl Cần Giờ) do Vingroup đầu tư được coi là dự án có quy mô lớn nhất Việt Nam trong năm 2020-2021. Để “đánh thức” Cần Giờ, Vingroup đã phải mất nhiều năm thuyết phục Chính phủ phê duyệt.

Dự án Cần Giờ từ google map

Đầu tháng 2/2021, Hiệp hội TPHCM đề nghị xem xét bổ sung “Quy hoạch chung” về khả năng chuyển đổi huyện Cần Giờ trở thành quận, là “đô thị biển, đô thị sinh thái, đô thị môi trường” gắn liền với việc bảo vệ nghiêm ngặt Khu dự trữ sinh quyển thế giới rừng ngập mặn (Rừng Sác Cần Giờ). Đây là quy hoạch trong 10 năm sắp tới, trên cơ sở thực hiện các dự án cầu Cần Giờ (lưu thông hỗn hợp, nối với huyện Nhà Bè), đường trên cao Rừng Sác và Khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.800 ha.

Đề xuất chuyển huyện Cần Giờ thành Quận Cần Giờ

Bên cạnh đó, Khu đô thị lấn biển Cần Giờ đều được các chuyên gia đánh giá sẽ là một trong những dự án tạo ra bước đột phát mới cho huyện Cần Giờ và cả TP. HCM trong việc phát triển kinh tế biển. Đây còn là ý chí của các thế hệ lãnh đạo và người dân thành phố trong nhiều năm qua.

Đại dự án lấn biển Cần Giờ: Bước đột phá mới cho TP. HCM

Tiến độ triển khai dự án qua các thời kỳ

Dự án khởi đầu chậm chạp và 7 năm giậm chân tại chỗ do thiếu vốn

Vào thời điểm khởi công năm 2007, Saigon Sunbay được quy hoạch với quy mô 600 ha tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ với 400 ha là đất xây dựng và 200 ha là bãi biển nội bộ. Dự án Vinhomes Cần Giờ nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km với tổng mức đầu tư 8.470 tỷ đồng.

Chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (Cangio Tourist City – CTC) được thành lập vào tháng 9/2004 với những cổ đông chính là Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist), Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Công ty Cổ phần Xây dựng Sài Gòn, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Việt – Nga…

Tuy nhiên, ngay sau lễ khởi công, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính 2008 khiến các nhà thầu không sắp xếp được khoản chi phí 200 triệu USD cho phần san lấp, trong khi CTC cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn. Do vậy, dự án rơi vào tình trạng “án binh bất động” kéo dài cho đến năm 2012.

Đầu năm 2014, UBND TP.HCM đã nhắc nhở chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án do chậm tiến độ hơn 5 năm, nếu trong 2014 không thực hiện đúng tiến độ giai đoạn 1 đã đề ra thì thành phố sẽ chuyển đổi nhà đầu tư.

Vingroup nhận chuyển nhượng và mở rộng quy mô để ‘hồi sinh’ dự án Long Beach Cần Giờ hay Vinhomes và Vinpearl Cần Giờ

Để nhận thông tin NGAY khi Mở bán chính thức và cập nhật tiến độ triển khai dự án này, Anh chị vui lòng điền đầy đủ thông tin vào form dưới đây. Chúng tôi tự hào là đối tác chính thức (F1) đồng hành và phân phối các sản phẩm của Vingroup với chính sách bán hàng luôn tốt nhất và giỏ hàng đa dạng hàng đầu thị trường.


#col-970338306>.col-inner{margin:20px 0 0 0}

#row-305222215>.col>.col-inner{padding:0 10px 0 10px}

#section_1799732580{padding-top:0;padding-bottom:0;margin-bottom:0;min-height:0;background-color:rgba(40,40,40,.81)}

Đến đầu năm 2015, một loạt các cổ đông cũ của CTC lần lượt thoái vốn là nhóm cổ đông Saigontourist và Văn phòng Thành ủy TP.HCM.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2015 của Vingroup, Tập đoàn này sở hữu 34,9% vốn điều lệ của CTC với tổng số tiền đầu tư lên đến gần 4.800 tỷ đồng.

Cũng khoảng giữa năm 2015, CTC đã kiến nghị xin mở rộng quy mô dự án Saigon Sunbay dọc bờ biển theo hướng về xã Long Hòa để xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi.

Khoản chi gần 4.800 tỷ đồng của Tập đoàn Vingroup để mua lại 34,9% cổ phần CTC trong báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2015

Đến năm 2016, Vingroup tiếp tục nhận chuyển nhượng cổ phần CTC từ một doanh nghiệp và một số cá nhân, tăng tỷ lệ sở hữu từ 34,9% lên 97,15%. Tổng giá trị chuyển nhượng là 8.473 tỷ đồng.

Để tháo gỡ tình trạng trì trệ của dự án, cuối năm 2015, Sở Quy hoạch Kiến trúc đã đề xuất, tham mưu cho UBND TP.HCM thực hiện điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/2000 cho toàn dự án với tổng diện tích 1.080 ha (bao gồm 600 ha cũ và 480 ha mới) và được TP thông qua.

Xem thêm:  ANN HOME – Top 03 ĐL xuất sắc dòng BĐS đô thị và Top 10 ĐL xuất sắc dòng BĐS nghỉ dưỡng của Vingroup

Triển khai hạ tầng Cầu – Cảng tại Cần Giờ

Dự án Cầu Cần Giờ trong 3 năm, có thể hoàn thành cuối 2025

Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Cần Giờ của Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. HCM trong tháng 6/2020 (Tổ đại biểu số 2), Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết Thủ tướng vừa có quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư mở rộng dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Vinhomes Cần Giờ.

Đồng thời, nhiều cử tri cũng đặt câu hỏi liên quan đến tiến độ thực hiện cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP HCM. Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP HCM Bùi Hòa An cho biết theo kế hoạch, nếu việc giải phóng mặt bằng thuận lợi, dự án cầu Cần Giờ sẽ hoàn thành cuối năm 2025. 

Phối cảnh cầu Cần Giờ
Phối cảnh cầu Cần Giờ

Cầu Cần Giờ có tổng chiều dài khoảng 7,4km vượt qua sông Soài Rạp sẽ thay thế cho phà Bình Khánh, kết nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP. HCM và các khu vực lân cận. Điểm đầu cầu tại nút giao đường 15B với đường số 2 của Khu đô thị Phú Xuân, huyện Nhà Bè, điểm cuối nối vào đường Rừng Sác. Tổng chi phí đầu tư ước tính khoảng 5.300 tỷ đồng. Đơn vị thực hiện là liên doanh Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam và Công ty CP Đô thị du lịch Cần Giờ.

Phà biển Cần Giờ – Vũng Tàu từ 25/12/2020

Phà biển từ huyện Cần Giờ, TP HCM đi Vũng Tàu, quãng đường 15 km theo kế hoạch hoạt động cuối tháng 12, giá vé dự kiến 60.000-70.000 đồng mỗi lượt khách.

Thông tin được đại diện Công ty TNHH MTV Quốc Chánh (chủ đầu tư) cho biết tối 16/12. Đây là tuyến phà biển đầu tiên của TP HCM, xuất phát từ bến Tắc Suất ở thị trấn Cần Thạnh (Cần Giờ) đến TP Vũng Tàu (gần trụ sở Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu). Hiện, hệ thống bến bãi, các phương tiện trên tuyến hoàn thành. Khi xong thủ tục, phà chạy thử từ ngày 25/12 và hoạt động chính thức 4 ngày sau, phục vụ nhu cầu đi lại Tết Dương lịch 2021.

Phà hoạt động trên tuyến được thiết kế hai thân, dài 45 m, rộng 10 m, công suất 2.900 mã lực, tốc độ tối đa 24 hải lý (hơn 43 km) mỗi giờ, chở cả khách và hàng hóa. Dự kiến thời gian đầu, hai phà cỡ lớn hoạt động chở được 350 người, 20 ôtô, 100 xe máy cùng hàng hóa… Mỗi ngày có 24 chuyến, mỗi chuyến cách nhau 60 phút. Giá vé của tuyến hiện chờ các cơ quan thẩm định để triển khai.

Phà biển dự kiến hoạt động tuyến Cần Giờ – Vũng Tàu. Ảnh: Sở Giao thông Vận tải TP HCM.

TP HCM: Đề xuất 4 vị trí làm cảng biển ở Cần Giờ

Tháng 9/2020, Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP HCM có văn bản gửi UBND TP, góp ý kiến về quy hoạch phát triển cảng biển TP trong quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Sở GTVT đã có ý kiến đối với báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Công ty CP Tư vấn xây dựng công trình Hàng Hải (đơn vị tư vấn) lập, dự kiến bổ sung quy hoạch cảng container, tổng hợp, hàng rời tại 4 vị trí trên địa bàn huyện Cần Giờ.

  • Vị trí số 1, tiếp giáp sông Lòng Tàu (xã Bình Khánh, Cần Giờ); dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 250 ha, có thể đón tàu 30.000 – 50.000 DWT
  • Vị trí số 2, tiếp giáp sông Lòng Tàu (thuộc xã Thạnh An, Cần Giờ); dự kiến quy hoạch cảng biển với quy mô 50 ha, có thể đón tàu đến 100.000 DWT
  • Vị trí số 3, tiếp giáp luồng Sài Gòn – Vũng Tàu (thuộc xã Long Hoà, Cần Giờ); dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 150 ha, có thể tàu đến 150.000 DWT
  • Vị trí số 4, tiếp giáp luồng Cái Mép – Thị Vải (thuộc địa phận Cù Lao Ông Chó), dự kiến quy hoạch cảng biển chuyên dụng với quy mô 100 ha, có thể đón tàu đến 200.000 DWT

Theo đánh giá của Sở GTVT, trừ vị trí số 2, các vị trí còn lại cần được nghiên cứu và có khả năng xem xét nghiên cứu bổ sung quy hoạch cảng biển.

Sở GTVT: Đề xuất xây dựng sân bay nhỏ ở khu đô thị Cần Giờ

Tháng 3/2021, Sở GTVT đề xuất, trong quy hoạch mạng lưới sân bay giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 thì cần có một sân bay nhỏ ở khu đô thị Cần Giờ, TP.HCM.

Theo đó, Sở GTVT kiến nghị đơn vị tư vấn thực hiện đồ án rà soát, xem xét tỉ lệ phân chia các phương thức vận tải để xác định thứ tự ưu tiên, từ đó xây dựng quy hoạch phù hợp.

Đề xuất xây dựng sân bay nhỏ ở khu đô thị Cần Giờ

Mô hình ý tưởng triển khai dự kiến

Vinhomes Cần Giờ của Tập đoàn Vingroup là siêu dự án phức hợp thương mại, dịch vụ và chung cư cao cấp, biệt thự cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng… có quy mô lên đến 2.870 ha với vị trí đắc địa tại địa bàn huyện Cần Giờ. Đây là siêu dự án lấn biển được mong chờ nhất trong thời điểm hiện tại khi nhu cầu đầu tư đất nền vùng ven tại TP.HCM tăng cao mạnh mẽ cũng như sức hút từ tiềm lực mạnh mẽ của chủ đầu tư Vinhomes thuộc Vingroup.

Toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Vinhomes Cần Giờ (dự kiến)

Khu du lịch lấn biển Cần Giờ được quy hoạch dự kiến:

  • Đất dành cho du lịch do Vinpearl Cần Giờ phát triển: bao gồm diện tích đất dành cho việc xây dựng khách sạn, nhà hàng cao cấp; diện tích đất dành cho việc xây dựng các resort nghỉ dưỡng và để xây dựng các khu vực công cộng.
  • Đất dành cho dân cư do Vinhomes Cần Giờ phát triển: bao gồm diện tích để xây dựng các biệt thự cao cấp và biệt thự nghỉ dưỡng.
  • Còn lại là diện tích cây xanh và giao thông đi lại.
Toàn cảnh Khu đô thị lấn biển Vinhomes Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ sau khi hình thành (dự kiến)

CTCP NHÀ ANN HOME – nhận đặt cọc giữ chỗ, phân phối chính thức với giá tốt nhất trực tiếp từ chủ đầu tư. Ngoài ra ANN HOME tư vấn lựa chọn căn đẹp sơ duyệt hồ sơ vay ngân hàng giúp khách hàng có gói vay lãi suất thấp nhất, thủ tục đơn giản.

Hotline dự án: 0896.68.66.68

Lấy cảm hứng thiết kế từ trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm mua sắm Dubai. Hãy cùng chúng tôi nhìn lại những quy hoạch ấn tượng tại đây:

Vingroup thường chọn những vị trí “đất vàng” để đầu tư, nhưng lần này, chọn Cần Giờ có phải là một sự mạo hiểm?

Cùng tìm hiểu những phân tích “sắc nét” của PGS. TS. Trần Đình Thiên – thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ Tướng.

Xem thêm:  Lễ Hội Hoa Xuân Mai Phú Quý tại Vinhomes Grand Park, Quận 9

Khái niệm truyền thống về đất đai

Mỗi thời, khái niệm “đất vàng” lại thay đổi. Thời nông nghiệp lúa nước truyền thống, đất Thái Bình, Nam Định, Hải Dương là “đất vàng” – do đồng bằng có lợi thế để trồng lúa, phát triển nông nghiệp truyền thống. Trong khi đó, những địa phương miền núi như Sơn La, Hòa Bình hầu như không có lợi thế để phát triển nền nông nghiệp này. Những địa phương đó được liệt vào loại “khó khăn”, tức là rất khó phát triển.

Nhưng hiện giờ, tình thế bắt đầu đảo ngược. Sơn La trồng nhãn, chanh leo, phát triển du lịch, Hòa Bình trồng cam đặc sản, nuôi bò Nhật Bản, khai thác lòng hồ thủy điện… Nuôi trồng các loại cây, con đặc sản, sạch, sử dụng công nghệ cao nên các tỉnh này tiến ra thị trường với lợi thế lớn. Họ “đảo thế”, “trở mình” nên “ăn to” hơn Thái Bình, Hưng Yên, ít nhất cũng từ góc độ nông nghiệp cũ và nguồn lực truyền thống. Rõ ràng là lợi thế, đặc biệt là lợi thế đất đai, đã thay đổi theo thời đại. Thái Bình, Hải Dương hay Hưng Yên, nông nghiệp bắt đầu thấy “khó đua” với Sơn La hay Gia Lai, Đắk Lắk rồi.

Nhưng điển hình nhất của việc “lật ngược tình thế” có lẽ là Ninh Thuận. Một vùng đất cằn cỗi, nghèo khó, hầu như chỉ có nắng gió, lũ lụt và bão tố. Khó khăn không thể tưởng tượng. Đến đây mới thấy người dân làm nông nghiệp khổ cực như thế nào. Nhưng ở Ninh Thuận hiện nay, thời đó đang đi nhanh vào quá khứ. Đất cằn vì hạn, vì quá nhiều nắng và gió – những bất lợi thế tuyệt đối đối với nền nông nghiệp truyền thống đó giờ đây lại biến thành thế mạnh khác thường: Ninh Thuận đang trở thành “vương quốc” của điện gió và điện mặt trời, của du lịch đẳng cấp cao, đang làm giàu nhờ chính những thứ đã từng làm nghèo mảnh đất này suốt nhiều thế kỷ.

Phân tích như vậy để thấy, mỗi thời có cách tư duy về lợi thế khác nhau. Những người tiên phong, nhờ tầm nhìn vượt trước, thường nhìn thấy “vàng” ở những chỗ tưởng như “đã kiệt cùng năng lực phát triển” theo lối truyền thống.

Khái niệm hiện đại về khai thác giá trị của đất đai và tầm nhìn của Vingroup

Gần đây, nhờ chuyển sang thời đại phát triển mới – thị trường, hội nhập, công nghệ cao, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều người có năng lực nhìn và hành động như vậy. Ông Trần Bá Dương khởi nghiệp làm ô tô Trường Hải ở vùng đất toàn cát, gió và nắng Chu Lai. Ông Nguyễn Đăng Cường làm giàu nhờ nuôi hàng vạn con vịt trời ở vùng đất thuần nông nghèo khó Thuận Thành (Bắc Ninh). Tôi chỉ nêu 2 ví dụ vươn lên từ hai hoàn cảnh khác nhau, đại diện cho rất nhiều ví dụ tương tự đang có ở nước ta.

Đối với trường hợp ông Phạm Nhật Vượng, có lẽ Cần Giờ không phải là lựa chọn hành động đầu tiên của ông theo kiểu tạo lợi thế phát triển từ một vùng bất lợi thế. Dự án ô tô VinFast đã từng là một lựa chọn tương tự cách đây mấy năm. Từ vùng đất ngập mặn hoang hóa ở An Hải, Hải Phòng, nơi mà theo thước đo truyền thống, giá trị đất là không đáng kể, ông đã dựng nên Khu Công nghiệp ô tô VinFast rộng 800ha, chỉ sau chưa đầy một năm khởi công. Điều đó giống như một kỳ tích công nghiệp hiện đại. Phạm Nhật Vượng đã biết nhìn thời thế, nhận diện đúng những xu thế tương lai để tạo lợi thế phát triển từ vùng đất đầy “bất lợi thế” hiện tại.

Nhưng VinFast, như chúng ta biết, không phải là ví dụ duy nhất về cách tư duy và hành động khác thường của Phạm Nhật Vượng.

Trở lại với Dự án Khu Du lịch biển Cần Giờ, chưa bàn đến chi phí, lợi nhuận hay câu chuyện đánh đổi, việc lựa chọn Cần Giờ của ông Phạm Nhật Vượng dường như đã thể hiện một tầm nhìn khác thường. Đó là việc “quyết chọn” một tọa độ nói chung là “khó chấp nhận”, dù nhìn từ góc độ nào, kinh tế hay văn hóa – xã hội, để thực hiện một dự án phát triển tầm cỡ.

Cần Giờ là một vị trí “khó nhằn”, nhiều bất lợi thế về phương diện đầu tư, nhất là đối với những dự án “vượt tầm” kiểu như dự án Vingroup định làm – nền đất quá yếu, mặt bằng không có, thiếu nước ngọt, thiếu kết nối giao thông.

Địa điểm thực hiện dự án lại thuộc khu vực “nhạy cảm”, đặc biệt là về môi trường – gần rừng ngập mặn “ram sa” quốc tế, gần khu dự trữ sinh quyển quốc gia, là tọa độ “chắn sóng ngăn gió” cho cả TP.HCM phía đất liền.

Không hề ngẫu nhiên khi cho đến giờ, Cần Giờ vẫn còn nhiều “nguyên sơ” đến vậy. Nói hình ảnh một chút, đó là mảnh đất mà về phương diện đầu tư phát triển, chỉ dành cho những kẻ “điên rồ”.

Theo cách nhìn như vậy có thể thấy, ông Phạm Nhật Vượng làm dự án này với một tầm nhìn khác, không theo logic thông thường.

Nhưng trong thời đại này, theo tôi, nếu nhìn theo cách như thế, khi xử lý được vấn đề đánh đổi, chúng ta sẽ có một dự án phát triển tuyệt vời, có thể tạo sức bật rất lớn, không chỉ cho Vingroup hay TP.HCM, mà cho cả quốc gia.

Để nhận thông tin NGAY khi Mở bán chính thức và cập nhật tiến độ triển khai dự án này, Anh chị vui lòng điền đầy đủ thông tin vào form dưới đây. Chúng tôi tự hào là đối tác chính thức (F1) đồng hành và phân phối các sản phẩm của Vingroup với chính sách bán hàng luôn tốt nhất và giỏ hàng đa dạng hàng đầu thị trường.


#col-591506487>.col-inner{margin:20px 0 0 0}

#row-410474817>.col>.col-inner{padding:0 10px 0 10px}

#section_404718606{padding-top:0;padding-bottom:0;margin-bottom:0;min-height:0;background-color:rgba(40,40,40,.81)}

Vinhomes Cần Giờ và Vinpearl Cần Giờ ở đâu?

Khu đô thị du lịch lấn biển Vinhomes Cần Giờ (TP.HCM) hay còn có tên gọi là Long Beach Cần Giờ tại xã Long Hòa, huyện Cần Giờ với 400 ha là đất xây dựng và 200 ha là bãi biển nội bộ.

Chủ đầu tư dự án là ai?

Năm 2016 Vingroup chính thức trở thành chủ đầu tư của dự án tiềm năng này thông qua việc tiếp tục nhận chuyển nhượng cổ phần CTC từ một doanh nghiệp và một số cá nhân, tăng tỷ lệ sở hữu lên 97,15%.

Tiến độ dự án Cầu Cần Giờ nối huyện Cần Giờ với Trung tâm TP. HCM ra sao?

Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Tp.HCM Bùi Hòa An cho biết theo kế hoạch, nếu việc giải phóng mặt bằng thuận lợi, dự án cầu Cần Giờ sẽ hoàn thành cuối năm 2025.