Chủ đầu tư BĐS đối mặt 7 thách thức lớn thời “đại dịch” Covid-19

Chủ đầu tư BĐS thời covid đối mặt với không ít khó khăn. Việc này sẽ dẫn đến nhiều bất cập, thậm chí là thua lỗ. Nhận định thách thức, đưa ra các phương án đối phó là đều cần thiết để nhà đầu tư giảm bớt rủi ro. Sau đây là 7 thách thức  nhà đầu tư gặp phải mà giới chuyên môn nêu ra.

Tại tọa đàm “Sàn giao dịch và môi giới bất động sản vượt khó do ảnh hưởng Covid 19: Giải pháp và kiến nghị” do Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam tổ chức; bà Nguyễn Thị Thanh Hương – Tổng Giám Đốc Công ty CP Bất động sản Đại Phúc Land đã nêu ra 7 khó khăn mà các chủ đầu tư dự án phải gánh do đại dịch Covid-19 kéo dài. Theo bà Hương, dưới góc độ chủ đầu tư dự án, bà ghi nhận một số thực tế khó khăn đã xảy ra.

chủ đầu tư bđs
Các chủ đầu tu dự án bất động sản đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do dịch bệnh kéo dài

Thứ nhất, kế hoạch kinh doanh bị phá vỡ nghiêm trọng, chủ đầu tư BĐS lao đao

Các chủ đầu tư BĐS đều phải điều chỉnh kế hoạch kinh doanh giảm từ 30%. Thậm chí cao hơn do các hoạt động bị ngưng trệ vì dịch bệnh. Doanh thu bán hàng sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi chi phí đầu vào tăng dẫn đến hiệu quả hoạt động sẽ bị giảm sâu. Năm nay doanh nghiệp đạt được 50% kế hoạch đề ra là sự nỗ lực không đơn giản.

Thứ hai, các sự kiện bán hàng bị tạm dừng.

Hình thức bán hàng truyền thống của các doanh nghiệp bất động sản thông qua các sự kiện bán hàng là chính. Hai đợt dịch xảy ra liên tiếp vào đầu năm nay khiến các sự kiện bán hàng không thể tổ chức theo dự kiến. Nhiều doanh nghiệp bất động sản đã đầu tư cho nền tảng bán hàng trực tuyến. Nhưng những nền tảng này lại chỉ phù hợp với các thương hiệu lớn, uy tín. Tuy nhiên, thói quen giao dịch truyền thống và yêu cầu khắt khe về pháp lý của sản phẩm bất động sản khiến khách hàng vẫn e ngại hình thức giao dịch online. Đây cũng là rào cản khiến phương thức giao dịch mới chưa có hiệu quả cao.

Xem thêm:  Thị trường Bất động sản năm 2021 cùng những điểm sáng mùa Covid

Thứ ba, chủ đầu tư BĐS bị ảnh hưởng bởi kế hoạch triển khai thi công xây dựng dự án bị đình trệ

Hầu hết tiến độ thi công các công trình xây dựng đều bị ảnh hưởng tiến độ. Giá cả vật liệu xây dựng leo thang làm gia tăng chi phí đầu vào của các công trình xây dựng. Đại dịch cũng làm biến động nguồn lao động phục vụ cho công trường. Chính vì vậy sau khi dịch bệnh qua đi, việc tìm kiếm nhân công lao động cho các công trình xây dựng cũng là vấn đề lớn của các nhà thầu xây dựng.

Thứ tư, chủ đầu tư áp lực về dòng tiền và khả năng trả nợ vay.

Hầu hết các chủ đầu tư BĐS đều sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng và các hình thức huy động tài chính khác. Tỉ trọng nguồn vốn vay tùy thuộc vào quy mô dự án và năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong trạng thái bình thường khi dòng tiền ổn định thì khả năng trả nợ vay được đảm bảo. Tuy nhiên trong tình huống hiện nay khi doanh thu và dòng tiền sụt giảm nghiêm trọng. Thì áp lực tài chính lên các chủ đầu tư là vô cùng lớn và rủi ro cao. “Mắc nạn” trên tài sản là tình huống dễ dàng xảy ra trong giai đoạn này. Nếu không có giải pháp hỗ trợ từ phía ngân hàng và các bên liên quan.

Xem thêm:  Xu hướng mới của thị trường bất động sản sau đại dịch Covid-19

Thứ năm, áp lực về chi phí duy trì hoạt động, nhiều chủ đầu tư BĐS giảm nhân sự

Chủ đầu tư thường có nguồn lực dự phòng khá dài hơi do lộ trình triển khai các dự án khá dài hạn. Nhưng với tình trạng doanh thu bị giảm sút thì bài toán duy trì hoạt động sẽ gặp khó khăn. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân sự; giảm lương từ 20-30% là giải pháp tạm thời để duy trì bộ máy hoạt động của mình.

>>> Xem thêm: Lý do bất động sản vẫn còn hấp dẫn để đầu tư?

Thứ sáu, nguồn lực dự phòng cho các hoạt động phục hồi bị cạn kiệt.

Hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản luôn đòi hỏi nguồn lực rất lớn. Bên cạnh việc duy trì hoạt động thì doanh nghiệp cũng phải dự phòng nguồn lực để tái khởi động các hoạt động đầu tư và kinh doanh dự án. Sau gần 2 năm dịch bệnh, nguồn lực dự phòng của các doanh nghiệp đang cạn dần. Và khi dịch bệnh qua đi, việc tái đầu tư để khôi phục các hoạt động đầu tư và bán hàng là thách thức lớn đang đặt ra.

Thứ bảy, các khó khăn về pháp lý dự án vẫn tiếp tục kéo dài.

Đây là nguyên nhân gây ách tắc nguồn lực đầu tư của doanh nghiệp kéo dài nhiều năm qua. Năm 2021, có nhiều điểm sáng tháo gỡ về pháp lý với các điều chỉnh sửa đổi của Luật Xây dựng; Luật Đầu tư; và các pháp lý liên quan. Tuy nhiên sự điều chỉnh này là chưa đủ và chưa đồng bộ, quá trình thực thi còn chậm. Việc này dẫn đến việc triển khai các dự án bất động sản tốn kém gấp đôi; gấp 3 thời gian và nguồn lực so với kỳ vọng. Điều này gây lãng phí nguồn lực rất lớn. Tác động lên chi phí đầu vào và giá thành sản phẩm.

Xem thêm:  “Đại gia” phía sau thương hiệu mì Hảo Hảo, “tay chơi” BĐS với nhiều dự án nghỉ dưỡng

Nguồn: batdongsan.com