Bất động sản Blockchain: Ẩn họa nhiều rủi ro

Bất động sản Blockchain tạo ra những thuận lợi nhất định nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đó là gì?

Lĩnh vực bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn khi phải “sống chung” với dịch bệnh. Nhà đầu tư cũng đang loay hoay tìm những hướng đầu tư mới. Lúc này, thị trường cũng bắt đầu nở rộ hình thức đầu tư “mua chung” BĐS trên nền tảng blockchain. Hình thức này nhận được quan tâm không chỉ của nhà đầu tư mà cả chủ đầu tư dự án. Tuy nhiên, mô hình đầu tư BĐS này ẩn chứa rất nhiều rủi ro; đặc biệt là về mặt pháp lý.

Bất động sản Blockchain: Mua chung BĐS

Manh nha tại thị trường Việt Nam từ đầu năm 2020; câu chuyện đầu tư bất động sản chia nhỏ trên nền tảng công nghệ dần được quan tâm hơn. Đặc biệt là việc tận dụng hệ thống blockchain – một trong những nền tảng công nghệ đáng chú ý nhưng cũng gây nhiều tranh cãi hiện nay. Một số đơn vị đã cho ra đời ứng dụng mua bán trực tuyến; cho phép nhiều nhà đầu tư có thể cùng kết nối; mua chung một căn hộ; nền đất có giá trị hàng tỷ đồng. Ưu điểm dễ thấy nhất của hình thức này là ai cũng có thể tham gia với số tiền đầu tư rất nhỏ. Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí và thời gian.

Xem thêm:  Cách giảm thiểu rủi ro khi mua nhà
Bất động sản Blockchain
Bất động sản Blockchain trên nền tảng công nghệ dần được quan tâm

Hình thức mua – bán này phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài khiến các hoạt động giao dịch nhà đất bị đình trệ. Nhưng phù hợp chưa chắc là tốt, khi nhiều đối tượng lợi dụng nền tảng công nghệ này để lừa đảo nhà đầu tư.

>>> Xem thêm: Chiến lược đầu tư bất động sản thông minh

Bất động sản Blockchain: Rủi ro cho NĐT

Theo nhiều chuyên gia tại Việt Nam, tính khả thi của hình thức này vẫn chưa có gì chắc chắn. So với huy động vốn bằng cách mua phần vốn góp, cổ phần công ty thì huy động qua nền tảng blockchain rủi ro hơn. Lý do là vì “blockchain bất động sản” là sở hữu gián tiếp; NĐT không có tiếng nói hay quyền biểu quyết tại công ty như với tư cách thành viên, cổ đông. Một phần khác, NĐT hoạt động cá nhân với số vốn nhỏ nên cần sự đơn giản, nhanh chóng; chưa tính đến các hướng đầu tư lâu dài. Có thể nói, công nghệ đang làm NĐT trở nên dễ dãi và khiến họ dễ gặp rủi ro hơn.

Theo Bà Nguyễn Hương, Tổng Giám đốc Đại Phúc Land cho biết một trong những rào cản lớn nhất hiện nay là các quy định pháp lý. Những quy định này chưa theo kịp nhu cầu và tốc độ phát triển của việc ứng dụng các giải pháp công nghệ vào BĐS. Những người đi đầu sẽ chịu nhiều áp lực trong hoàn cảnh khung pháp lý chưa hoàn thiện phục vụ cho các giải pháp số hóa BĐS đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và cần thiết. Nhất là khi dịch bệnh tác động ngày càng sâu sắc đến các hoạt động của nền kinh tế; và thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Xem thêm:  Cần làm gì trước khi “rót vốn” vào thị trường bất động sản?

Bất động sản Blockchain: Không phải là kinh doanh BĐS

Nếu như nhiều người cho rằng ứng dụng blockchain sẽ mở ra rất nhiều cơ hội cho ngành BĐS. Công nghệ này tạo ra tiềm năng trong việc cắt giảm các khâu trung gian như môi giới. Vì vậy, việc kinh doanh BĐS sẽ đẩy nhanh tiến độ; đơn giản hoá và cắt giảm chi phí của các giao dịch.

BĐS Blockchain về mặt pháp lý thì không phải là kinh doanh BĐS

Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group cho rằng xét về mặt pháp lý, việc mua chung bất động sản trên nền tảng blockchain không phải là kinh doanh bất động sản, mà có thể chỉ là đầu tư tài chính; hoặc đầu cơ trên nền tảng công nghệ. Ông đưa ra 3 cơ sở pháp lý để xác định blockchain không phải là hoạt động kinh doanh bất động sản

Đầu tiên

Theo Luật Kinh doanh bất động sản 2014, kinh doanh bất động sản được hiểu là “việc đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng…” nhằm mục đích sinh lời, còn “blockchain bất động sản” là đầu tư sở hữu token hay đồng tiền do nền tảng tự phát hành.

Thứ hai

Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải lập thành văn bản; phải đủ yếu tố cấu thành hiệu lực đảm bảo quyền, lợi ích các bên.

Thứ ba

Nhà đầu tư không có quyền sở hữu, chiếm hữu và sử dụng bất động sản, trong khi đây là quyền cơ bản của người sở hữu tài sản theo Bộ luật Dân sự.

Xem thêm:  Bất động sản có phải là một khoản đầu tư hưu trí hợp lý?

Mặc dù được xem là một xu hướng đầu tư phổ biến trên thế giới nhưng tại Việt Nam, hình thức đầu tư bất động sản blockchain vẫn chưa có hành lang pháp lý để tránh rủi ro cho nhà đầu tư. Chính vì thế, các nhà đầu tư cần phải tỉnh táo để tránh các mô hình lừa đảo đầu tư trên nền tảng công nghệ.